Giảng Dạy

Phương pháp giảng dạy và học thời Đức Phật là gì ?

Phương pháp giảng và học thời Đức Phật là: vấn đáp, nghi ngờ, ví dụ, học nhiều lần  " — Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày mười bốn, quần chúng không có nghi ngờ hay nghi hoặc rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn vì khi ấy mặt trăng chưa tròn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dầu cho các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Nandaka, nhưng tâm trí của họ chưa được thỏa mãn. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Nandaka: — Vậy này Nandaka, ngày mai, Ông...

Phương pháp giảng dạy cho người có trí thời Đức Phật là gì ?

— Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt cho con, để con có thể, sau khi nghe Thế Tôn, sống một mình, nhàn tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. — Vậy này Punna, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. — Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Punna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: — Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ...

Phương pháp học tính kiên nhẫn ?

Học tính từ bi và kiên nhẫn trong mọi tình huống và mọi vị trí: — Bạch Thế Tôn, nay con đã được Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt, có một quốc độ tên là Sunaparanta (Tây Phương Du-na Quốc), con sẽ sống tại đấy. — Này Punna, người nước Sunaparanta là hung bạo. Này Punna, người nước Sunaparanta là thô ác. Này Punna, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc Ông, nhục mạ Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ như thế nào? — Bạch Thế Tôn, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc con, nhục...

Phương pháp giảng dạy cho người tà kiến

Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: “Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì”. Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau: — Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên...

Người ngu học pháp như thế nào?

Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà...

Người khôn học pháp như thế nào?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến....

Phương pháp học, tu tập và giải thoát cốt lõi là gì?

Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp. (Ví dụ chiếc bè) Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. — Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: — Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm...

Suốt cuộc đời Phật nói gì?

" Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ." "ở đây Như Lai suy nghĩ: “Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm”." (Xuyên tạc Như Lai) Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: “Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình”. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta...

Phương pháp giảng dạy khéo nhất là gì?

(Pháp khéo giảng) Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí,...

Đức Phật kiên nhẫn và từ bi tiếp khách ban đêm

Bà-la-môn Pokkharasàdi tức giận, bực bội, dùng chân đá thanh niên Ambattha bổ lộn nhào rồi lập tức muốn đi gặp đến Thế Tôn. Khi ấy, những người Bà-la-môn này thưa với Bà-la-môn Pokkharasàdi: “Hôm nay thì giờ đã quá trễ để đi thăm Sa-môn Gotama. Ngày mai Tôn giả Pokkharasàdi hãy đi thăm Sa-môn Gotama”. Tuy vậy, Bà-la-môn Pokkharasàdi vẫn cho làm các món ăn thượng vị, loại cứng loại mềm tại nhà riêng, chở trên các xe, và dưới ánh sáng của những ngọn đuốc từ Ukkattha đi ra và đi đến khóm rừng Icchànankala. Vị này đi...

Phương pháp giảng dạy của Phật

Chúng ta sẽ học được: Phương pháp giảng dạy của Phật tinh thần cầu pháp học hỏi và hiệu quả của người lãnh đạo làm gương Thế Tôn liền thứ lớp giảng pháp cho Bà-la-môn Pokkharasàdi đang ngồi một bên nghe, thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục lạc và sự lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết tâm của Bà-la-môn Pokkharasàdi đã sẵn sàng, đã nhu thuận, không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết...

Lợi ích của lời Phật dạy

Người gia trưởng hay con vị gia trưởng, hay một người sinh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tin ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ...

Phương pháp giảng khoa học của Phật

Sau khi tự mình chứng ngộ với thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người lại tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-truong-bo-tap-i-13-kinh-tevijja-tam-minh-tevijja-sutta

Lời giảng không nên tin

– Này Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: “Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo”, thật không thể có sự kiện ấy. Này Vàsettha, ví như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Như vậy, này Vàsettha lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, người đầu không thấy,...

4 loại giảng dạy

13. Lại nữa, bạch Thế Tôn, điểm này thật là vô thượng: Thế Tôn thuyết pháp về sự sai biệt trong sự giảng dạy. Bạch Thế Tôn, có bốn loại giảng dạy. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nhờ tự chánh tư duy, biết người khác: Người này theo sự giảng dạy, hành trì như thế này, sẽ diệt trừ ba kiết sử, sẽ chứng Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nhờ tự chánh tư duy, biết người khác: Người này theo sự giảng dạy, hành trì như thế...

Phương pháp giảng dạy hỏi đáp

Chúng ta học: cách giao tiếp, cách trả lời, cách tôn trọng người hỏi người đáp, cách đưa ra ví dụ...đặc biệt người trả lời phải là người đã thực chứng, trải qua, có kinh nghiệm thực tế liên quan đến vấn đề. "— Này Gia chủ, hãy nói lên những điều gì Ông nghĩ về vấn đề này; nhờ vậy, vấn đề này sẽ trở thành xác thật cho Ông. — Thưa Tôn giả, con nghĩ như sau: “Vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này đồng nghĩa nhưng khác văn”. — Này...

3 vị Đạo sư đáng bị chỉ trích

Này Lohicca, ở đời có ba vị đạo sư đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích đạo sư như vậy, sự chỉ trích của vị này chơn chánh, hợp pháp, không lỗi lầm. Thế nào là ba? Này Lohicca, ở đời có một vị đạo sư không chứng mục đích của Sa-môn quả mà mọi người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Không chứng được mục đích Sa-môn quả, vị này thuyết pháp cho các đệ tử: “Như thế này là lợi ích cho các người! Như thế này là hạnh phúc cho...

Đạo sư không đáng bị chỉ trích

– Tôn giả Gotama, ở đời, thế nào là đạo sư không đáng bị chỉ trích? – Này Lohicca, ở đời, đức Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn… (như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 40 – 74, với những thay đổi cần thiết). Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh, do hân hoan, nên hoan hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an, do thân...

Lợi ích lời dạy của Phật Gotama

– Như người nắm được tóc của một người sắp sửa rơi vào vực thẳm của địa ngục, nhắc bổng và đặt người ấy trên đất liền, cũng vậy Tôn giả Gotama đã nắm được tóc khi con sắp sửa rơi vào vực thẳm của địa ngục, nhắc bổng và đặt con trên đất liền. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng...

Page 1 of 7 1 2 7