Kết Quả Áp Dụng Lời Phật

Đạo hạnh chân chính của người xuất gia

Rồi Tôn giả Ratthapala từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về Thế Tôn, sau khi thâu xếp chỗ ở, cầm y bát và khởi hành đi đến Thullakotthita, tuần tự du hành và đến Thullakotthita. Ở đấy, Tôn giả Ratthapala trú tại vườn Lộc Uyển của vua Koravya. Rồi tôn giả Ratthapala vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Thullakotthita để khất thực. Tôn giả đi khất thực từng nhà một ở Thullakotthita và đến tại nhà người cha mình. Lúc bấy giờ người cha của Tôn giả Ratthapala đang chải tóc...

Sự tiết độ trong ăn uống của người xuất gia

Lúc bấy giờ, Tôn giả Ratthapala đang ăn cháo ngày hôm qua ấy, ngồi dựa vào một bức tường. Rồi người cha đến tại chỗ của Tôn giả Ratthapala, sau khi đến liền nói với Tôn giả Ratthapala: — Này con thân yêu Ratthapala, có phải con đang ăn cháo ngày hôm qua? Này con thân yêu Ratthapala, con phải vào nhà của con. — Thưa gia chủ, chỗ nào là nhà của chúng tôi, những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình? Chúng tôi là những người không gia đình, thưa gia chủ ! Chúng...

Cám dỗ của người xuất gia

— Này con thân yêu Ratthapala, đây là tiền tài của mẹ, kia là tiền tài của cha, kia là tiền tài của tổ tiên. Này con thân yêu Ratthapala, con có thể thụ hưởng tài vật và làm các phước đức. Này con thân yêu Ratthapala, hãy từ bỏ tu học, hoàn tục thụ hưởng các tài vật và làm các phước đức. — Thưa gia chủ, nếu gia chủ làm theo lời nói của tôi, sau khi chồng chất đống vàng nén và tiền vàng này vào trong các xe, sau khi cho chở và hạ xuống giữa...

Đạo hạnh của người xuất gia về ăn uống

Lúc bấy giờ, người nữ tỳ thân gia của Tôn giả Ratthapala muốn quăng đổ cháo ngày hôm qua. Tôn giả Ratthapala nói với người nữ tỳ ấy: — Này Chị, nếu cần phải quăng đổ cháo này, hãy đổ vào bát của tôi ở đây. Rồi người nữ tỳ, trong khi đổ cháo ngày hôm qua ấy vào bát của Tôn giả Ratthapala Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-trung-bo-tap-ii-82-kinh-ratthapala-ratthapala-sutta

Đạo hạnh của bậc xuất gia về chỗ ngồi

— Tâu Ðại vương, vườn Nai đã được dọn dẹp. Và ở đấy có thiện nam tử tên là Ratthapala là con một thế gia ở Thullakotthita mà Ðại vương thường hay tán thán, vị ấy đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa. — Này Thợ săn, hôm nay thế là vừa đủ về vườn cảnh. Nay chúng ta muốn cung kính cúng dường Tôn giả Ratthapala. Rồi vua Koravya, sau khi nói: “Ở đây, hãy đem bố thí tất cả món ăn đã soạn sẵn, loại cứng và loại mềm”, ra lệnh cho thắng nhiều cỗ xe...

4 sự suy vong ở đời

— Bạch Tôn giả Ratthapala, có bốn sự suy vong này. Chính do thành tựu bốn sự suy vong này mà ở đây, có người cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn? Lão suy vong, bệnh suy vong, tài sản suy vong, thân tộc suy vong. Này Tôn giả Ratthapala, thế nào là lão suy vong? Ở đây, thưa Tôn giả Ratthapala có người niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung. Vị ấy suy tư như...

4 điều cơ bản về thế giới và lí do xuất gia

— Thưa Ðại vương, có bốn sự thuyết giáo Chánh pháp, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Thế nào là bốn? “Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt”, thưa Ðại vương, đó là thuyết giáo Chánh pháp thứ nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuyết giảng. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy, mà...

Không làm còn hơn làm dở

" Nếu làm việc phải làm, Cần kiên trì, tinh tấn. Xuất gia, nếu biếng nhác, Càng tung vãi bụi trần. Không làm, hơn làm dở, Làm dở sau khổ đau. Ðã làm nên làm tốt, Làm tốt không khổ đau. Như nắm vụng lá cỏ, Có thể bị đứt tay. Sa-môn hạnh vụng tu, Kéo đến cõi địa ngục. Mọi sở hành biếng nhác, Mọi hạnh tu ô nhiễm, Ác hạnh trong Phạm hạnh, Không đưa đến quả lớn. " Xem chi tiết: VIII. Tàyana (S.i,49) (Dhammapada 313, 314, 311, 312 Thera G 277) thuộc kinh Tương Ưng: https://buocdauhocphat.com/kinh-tuong-ung-bo-tap-i-thien-co-ke-chuong-ii-tuong-ung-thien-tu-i-pham-thu-nhat-s-i46

Phật nhấn mạnh lợi ích của việc tu thiền

Hãy học điều khéo nói, Trong hạnh nghiệp Sa-môn, Vắng lặng, ngồi một mình, Với tâm tư an tịnh. ♦♥♦ Với tâm tư giải thoát, Vị Tỷ-kheo tu thiền, Và với lòng ước vọng, Ðạt được tâm sở nguyện. Sau khi biết cuộc đời, Hưng thịnh và phế tàn, Tâm thuần, không nương tựa, Hưởng lợi quả như chơn. ♦♥♦ Ðoạn trừ các lậu hoặc, Sáng suốt và kín đáo, Tinh tấn tu Thiền định. Vị ấy đã đạt được, Tận cùng đường sanh tử, Ðã đến bờ bên kia, Nên không còn trôi giạt. ♦♥♦ Thế Tôn, thật khó...

Lợi ích khi giao tiếp với người thiện

Hãy thân với người lành, Hãy gần gũi người thiện, Biết diệu pháp người hiền, Chỉ tốt hơn, không xấu. Hãy thân với người lành, Hãy gần gũi người thiện, Biết diệu pháp người hiền, Ðược tuệ, không gì khác. Hãy thân với người lành, Hãy gần gũi người thiện, Biết diệu pháp người hiền, Không sầu giữa sầu muộn. Hãy thân với người lành, Hãy gần gũi người thiện, Biết diệu pháp người hiền, Chói sáng giữa quyến thuộc. Hãy thân với người lành, Hãy gần gũi người thiện, Biết diệu pháp người hiền, Chúng sanh sanh thiện thú....

Người ngu sống như thế nào?

Kẻ ngu không trí tuệ, Lấy ngã làm kẻ thù, Tự làm các ác nghiệp, Ðưa đến quả đắng cay. Nghiệp nào không khéo làm, Làm xong bị nung nấu, Với mặt đầy nước mắt, Khóc lóc chịu quả báo. Và nghiệp nào khéo làm, Làm xong, không nung nấu, Tâm vui, ý thoải mái, Vị ấy hưởng quả báo. Biết điều lợi cho mình, Làm trước điều phải làm, Không tâm trạng đánh xe, Kẻ trí lòng tinh tấn. Như người chủ đánh xe, Rời đại đạo thăng bằng, Leo lên đường lồi lõm, Ưu tư nạn gãy trục....

Cách bố thí có công đức

“Ai cho với lòng tin, Với tâm tư thanh tịnh, Ðược phần món ăn ấy, Ðời này và đời sau. Vậy hãy ngăn xan tham, Bố thí, nhiếp cấu uế, Chúng sanh vẫn hưởng thọ, Công đức trong đời sau.” 3) Bạch Thế Tôn, thuở xưa con là vị vua tên Serì ưa bố thí, là bậc thí chủ tán thán bố thí. Bạch Thế Tôn, tại bốn cửa thành, bố thí được phân phát nhân danh con, cho những ai đến xin, cho các vị Bà-la-môn và Sa-môn, cho các người nghèo đói và tàn phế, cho các nhà...

Cách phân biệt bậc xuất gia chân chính

V. Jantu ( S.i,61) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời một số đông Tỷ-kheo trú ở Kosala (Câu-tát-la), trên sườn núi Himavanta (Tuyết sơn), tại một cốc nhỏ trong rừng. Họ tự cao, tự mãn, dao động, lắm mồm lắm miệng, ăn nói huyên thuyên, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tư tán loạn, các căn không chế ngự. 2) Rồi Thiên tử Jantu, vào đêm Bố-tát, ngày rằm, đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói lên bài kệ với các Tỷ-kheo ấy: Các Tỷ-kheo thuở xưa, Sống thật chơn an lạc, Họ thật...

Chọn nơi cư ngụ tùy theo căn nghiệp (Quan trọng)

17. Kinh Khu rừng (Vanapattha sutta) Tôi nghe như vầy: Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: “Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng”. –“Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: — Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống...

Cách sống hòa hợp với nhiều người

“Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng Phạm hạnh như vậy!” Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Và bạch...

Lí do và cách phát triển hào quang

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi của các sắc pháp?” Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Không tác ý khởi lên nơi Ta. Vì không có tác ý, nên định bị biến...

Tam tịnh nhục

Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng. Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới...

Truyền thống tốt đẹp do Phật thiết lập là Bát chánh đạo

...Này Ananda, nay thế nào là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là Thánh đạo Tám ngành này, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này Ananda, đây là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Ananda, về vấn đề này, Ta nói...

Khổ Thánh đế là gì?

Chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, điều gì cầu không được là khổ, tóm lại Năm thủ uẩn là khổ. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-trung-bo-tap-i-28-dai-kinh-du-dau-chan-voi-mahahatthipadopama-sutta

Năm thủ uẩn là gì?

Chư Hiền, thế nào là Năm thủ uẩn? Chính là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-trung-bo-tap-i-28-dai-kinh-du-dau-chan-voi-mahahatthipadopama-sutta

Page 2 of 33 1 2 3 33