Nghiệp

Lí do giàu

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống… ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy… thiện thú… nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ… ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-trung-bo-tap-iii-135-tieu-kinh-nghiep-phan-biet-culakammavibhanga-sutta

Lí do sanh vào gia đình cao quý hay không

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng được nhường chỗ đi, không tôn trọng những người đáng tôn trọng, không cung kính những người đáng cung kính, không cúng dường những người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy… đọa xứ… thuộc gia đình hạ liệt. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt.. không cúng dường những...

Lí do có trí tuệ hay không

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cần phải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy… đọa xứ… trí tuệ yếu kém. Con đường đưa...

Cách sống để không bị nghiệp ác

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì? — Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh. — Cũng vậy, này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp. Này Rahula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai;...

Người nói láo mà không biết xấu hổ thì rất ác

Đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm. Do vậy, này Rahula, “Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi”, này Rahula, Ông phải học tập như vậy. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-trung-bo-tap-ii-61-kinh-giao-gioi-la-hau-la-o-rung-ambala-ambalatthika-rahulovada-sutta

Nhân quả luân hồi

Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này? — Này các Gia chủ, Do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy ở đây, có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung,...

Khi người làm ác biết hối cải sẽ được tôn trọng

Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương được thấy Angulimala cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, giữ giới, hành trì thiện pháp. Ðại vương sẽ làm gì với Angulimala? — Bạch Thế Tôn, con sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy, hay đưa ghế mời ngồi, hay lo liệu bốn sự cúng dường Angulimala, tức là y phục, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh, hay chúng...

Cách sống để về cõi lành

– Này Gia chủ tử, đối với vị Thánh đệ tử, bốn nghiệp phiền não được diệt trừ, không làm ác nghiệp theo bốn lý do, không theo sáu nguyên nhân để phung phí tài sản. Vị này, nhờ từ bỏ mười bốn ác pháp, trở thành vị che chở sáu phương; vị này đã thực hành để chiến thắng hai đời, vị này đã chiến thắng đời này và đời sau. Sau khi thân hoại mạng chung, vị này sanh ở thiện thú, Thiên giới. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-truong-bo-tap-ii-31-kinh-giao-tho-thi-ca-la-viet-sigalovada-sutta

4 nghiệp gây phiền não

Thế nào là bốn nghiệp phiền não đã được diệt trừ? Này Gia chủ tử, đó là: nghiệp phiền não sát sanh, nghiệp phiền não trộm cắp, nghiệp phiền não tà dâm, nghiệp phiền não nói láo. Bốn nghiệp phiền não này đã được trừ diệt. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm: Sát sanh và trộm cắp, Nói láo, lấy vợ người, Kẻ trí không tán thán, Những hạnh nghiệp như vậy. Xem chi tiết: https://buocdauhocphat.com/kinh-truong-bo-tap-ii-31-kinh-giao-tho-thi-ca-la-viet-sigalovada-sutta

4 lí do không làm ác nghiệp

Thế nào là không làm ác nghiệp theo bốn lý do? ác nghiệp làm do tham dục, ác nghiệp làm do sân hận, ác nghiệp làm do ngu si, ác nghiệp làm do sợ hãi. Này Gia chủ tử, vì vị Thánh đệ tử không tham dục, không sân hận, không ngu si, không sợ hãi, nên không làm ác nghiệp theo bốn lý do. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm: Ai phản lại Chánh pháp, Vì tham, sân, bố, si, Thanh danh bị sứt mẻ Như mặt trăng...

Nhân quả của thói quen

Nhiều lần và nhiều lần, Chúng gieo vãi hạt giống. Nhiều lần và nhiều lần, Trời mưa đi, mưa lại. Nhiều lần và nhiều lần, Người nông phu cày ruộng. Nhiều lần và nhiều lần, Lúa gạo đến quốc độ. Nhiều lần và nhiều lần, Hành khất lại xin ăn. Nhiều lần và nhiều lần, Thí chủ lại bố thí. Nhiều lần và nhiều lần, Thí chủ sau khi cho. Nhiều lần và nhiều lần, Ðược đi đến thiên giới. Nhiều lần và nhiều lần, Người làm sữa vắt sữa, Nhiều lần và nhiều lần, Bò con tìm bò mẹ....

Phương pháp tu tập giải nghiệp

— Bạch Thế Tôn, có những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận. Bạch Thế Tôn, đối với một Tỷ-kheo, có tác ý ngay từ ban đầu, thời có thể đoạn trừ những sở kiến ấy hay không, có thể xả ly những sở kiến ấy hay không? — Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, – chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những...

Chúng sanh căn nghiệp khác nhau

Này các Tỷ-kheo, lần thứ ba, vị Ðại Phạm thiên ấy bạch Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác: “Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiên Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít bị bụi trần che phủ sẽ bị nguy hại nếu không được nghe chánh pháp, những vị này có thể thâm hiểu chánh pháp!” Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác biết được lời khuyên thỉnh của vị Phạm Thiên, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì,...

Phương pháp giải trừ nghiệp cũ và mới

II. Mới Và Cũ 145.I. Nghiệp (S.iv,132) 1) … 2) — Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ, sự đoạn diệt các nghiệp, con đường đưa đến sự đoạn diệt các nghiệp. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng. 3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp cũ? Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Các Tỷ-kheo, đây được gọi là...

Cách thoát khỏi tà kiến

VIII. Vỏ Ốc (S.iv,317) 1) Một thời Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba. 2) Rồi Thôn trưởng Asibandhakaputta, đệ tử của phái Ni-kiền-tử đi đến Thế Tôn… 3) Thế Tôn nói với thôn trưởng Asiband-hakaputta đang ngồi một bên: — Này Thôn trưởng, Nigantha Nàtaputta thuyết pháp như thế nào cho chúng đệ tử? 4) — Bạch Thế Tôn, Nigantha Nàtaputta thuyết pháp cho chúng đệ tử như sau: “Ai sát hại sanh mạng, tất cả phải sanh vào đọa xứ, địa ngục. Ai lấy của không cho, tất cả phải sanh vào đọa xứ, địa ngục. Ai...

Nhận thức về các loại tội

1.- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng lâm, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: – Này các Tỷ-kheo. – Bạch Thế Tôn. Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau: – Có hai loại tội này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Tội có kết quả ngay trong hiện tại, và tội có kết quả trong đời sau. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa...

Nguyên nhân khởi lên các nghiệp

33.- Các Nguyên Nhân – Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên các nghiệp. Thế nào là ba? Tham là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Sân là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Si là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Phàm nghiệp nào được làm vì tham, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham, tại chỗ nào tự ngã được hiện hữu, tại chỗ ấy, nghiệp ấy được thuần thục. Chỗ nào nghiệp ấy được thuần thục, chỗ ấy quả dị thục của nghiệp ấy được cảm...

Nguyên tắc tái sanh của nghiệp (Quan trọng)

76.- Hiện Hữu Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: – Hữu, hữu, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được xem là có hữu? – Này Ananda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín muồi của dục giới thời dục hữu có thể trình bày được không? – Thưa không, bạch Thế Tôn. – Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột...

Người gặp Phật nhưng không giác ngộ do nghiệp dày

Rồi Bharandu, người Kàlàmà suy nghĩ như sau: “Trước mặt họ Thích Mahànàma có thế lực lớn này, ta bị Sa-môn Gotama nói trái ngược cho đến lần thứ ba. Vậy ta hãy rời khỏi Kapilavatthu”. Rồi Bharandu người Kàlàmà đi ra khỏi Kapilavatthu, một sự ra đi khỏi Kapilavatthu, không bao giờ có trở lại nữa. Xem chi tiết: Bharandu https://buocdauhocphat.com/kinh-tang-chi-bo-chuong-iii-ba-phap-xiii-pham-kusinara

Page 2 of 3 1 2 3