Nguyên nhân rối loạn của 1 tổ chức khi thiếu lãnh đạo tốt

Lúc bấy giờ, Nigantha Nàthaputta (Ni-kiền tử) vừa mới tạ thế ở Pàvà. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha

  1. chia ra làm hai phái,
  2. chia rẽ nhau,
  3. tranh chấp nhau,
  4. tranh luận nhau và
  5. sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng :
    1. “Ngươi không biết pháp luật này, ta biết pháp luật này.
    2. Sao Ngươi có thể biết pháp luật này?
    3. Ngươi theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh.
    4. Lời nói của ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng.
    5. Ðiều đáng nói trước, Ngươi nói sau;
    6. Điều đáng nói sau, Ngươi nói trước.
    7. Ðiều Ngươi quan niệm trình bày, đã bị đảo lộn.
    8. Quan điểm của Ngươi đã bị thách đố.
    9. Ngươi đã bị đánh bại.
    10. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi!
    11. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được.”

Hình như các đệ tử của Nigantha Nàthaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nàthaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các vị Nigantha, vì pháp luật của họ

  1. đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về,
  2. không có hiệu năng hướng dẫn,
  3. không hướng đến an tịnh,
  4. không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Xem chi tiết:

https://buocdauhocphat.com/kinh-truong-bo-tap-ii-29-kinh-thanh-tinh-pasadika-sutta